新闻和攻略News and introduction

5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật – Sukien24h.vn

5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật

Trong tuần qua, Hàn Quốc và Mỹ đã cho ra mắt dịch vụ thương mại 5G đầu tiên trên thế giới hứa hẹn sẽ tạo nên một làn sóng cho những người sử dụng điện thoại thông minh.

5G đang dần trở thành mục tiêu phát triển của nhiều hãng công nghệ cũng như các quốc gia đang hướng đến.

Samsung nói sản phẩm Galaxy S10 cũng sẽ hỗ trợ sử dụng dịch vụ 5G với khả năng cung cấp tốc độ nhanh hơn 20 lần so với những sản phẩm khác đang có mặt trên thị trường. Các quốc gia cũng đang triển khai cuộc “chạy đua” xây dựng mạng 5G với những sản phẩm công nghệ trong tương lai điển hình như xe không người lái,…

Cuộc sống số - 5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật

Một người phụ nữ đang thử dịch vụ 5G trên thiết bị thực tế ảo tại Seoul

5G là gì?

5G viết tắt của từ 5th Generation, thế hệ thứ 5 của mạng di động. Mỗi thế hệ tương ứng với một tập hợp các yêu cầu riêng, quyết định chất lượng thiết bị và hệ thống mạng nào đủ chuẩn đáp ứng yêu cầu và tương thích với các hệ thống mạng khác. Mỗi thế hệ cũng mô tả những công nghệ mới, mang lại khả năng giao tiếp mới.

Cuộc sống số - 5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật (Hình 2).

Khách hàng được trải nghiệm dịch vụ 5G tại buổi ra mắt của Samsung

Ed Barton, giám đốc phân tích truyền hình và giải trí tại Ovum cho biết, sự thay đổi từ mạng 4G sang 5G sẽ rất quan trọng. Ông rất hy vọng vào tiềm năng của 5G, và khẳng định đây là bước nhảy vọt về công nghệ trong tương lai gần. 5G đồng nghĩa với việc nhiều loại thiết bị công nghệ sẽ kết nối được với nhau trong tình trạng mạng ổn hơn, ít nhất là gấp hơn 10 lần so với những gì 4G đang làm được.

5G có thể làm được gì?

Cuộc sống số - 5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật (Hình 3).

Chất lượng phát trực tiếp thể thao là một trong những khía cạnh được tăng cường của 5G

5G sẽ mang đến chất lượng phát trực tuyến chất với chất lượng cao hơn cho những người có nhu cầu xem thể thao trực tiếp hay chơi trò chơi trên đám mây. Bên cạnh đó, khả năng về khía cạnh thực tế được tăng cường hơn, đặc biệt là các ứng dụng bản đồ hoặc những trải nghiệm về mua sắm thời trang.

5G sẽ có phạm vi hoạt động rất lớn, được sử dụng trong các loại lĩnh vực, từ y học với những cuộc phẫu thuật từ xa đến chất lượng hình ảnh, giọng nói ở các cuộc gọi video ba chiều.

Cuộc chạy đua xây dựng hệ thống mạng 5G trên thế giới

Hai nước Anh và Đức trong năm 2014 đã ký thỏa thuận hợp tác phát triển mạng viễn thông 5G tốc độ cao, cho phép tải một bộ phim dung lượng 800MB chỉ chưa đầy một giây (khoảng 6,4Gbps). Thông thường bạn sẽ mất 40 giây nếu dùng 4G để tải bộ phim đó.

Cuộc sống số - 5G: Hứa hẹn tạo ra “bước nhảy vọt” và những lo ngại về an ninh, bảo mật (Hình 4).

Hàn Quốc là một trong những nước tiên phong trong việc phát triển 5G trên thế giới

Cuối tháng 1/2014, Hàn Quốc tuyên bố đầu tư 1,5 tỷ USD để phát triển mạng 5G với tốc độ lý thuyết tới 1Gbps (một GB dung lượng mỗi giây), cao gấp 1.000 lần so với 4G và 10.000 lần so với 3G. Bộ Giáo dục, Khoa học và Kĩ thuật Hàn Quốc (MEST) kỳ vọng sẽ thương mại hóa vào tháng 12/2020.

Trước đó, tháng 5/2013 Samsung đã thử nghiệm mạng 5G riêng. Họ đã thành công trong việc truyền tín hiệu đi quãng đường 2km với tốc độ lên đến 1.056Gbps, định thương mại hóa dịch vụ 5G vào năm 2020. Trong bài thử nghiệm, Samsung đã dùng 64 ăng-ten để liên tục chuyển tín hiệu giữa nhiều bộ thu phát, tùy thuộc vào bộ nào đang nhận được tín hiệu rõ nhất.

Những vấn đề an ninh liên quan đến 5G là gì?

Đã có rất nhiều cuộc tranh cãi về rủi ro bảo mật trong việc xây dựng hệ thống 5G, đặc biệt là sự tham gia của Huawei của Trung Quốc trong cuộc “chạy đua” này.

Huawei, một trong những công ty sản xuất thiết bị công nghệ viễn thông lớn nhất thế giới, đã phải đối mặt với sự kháng cự từ các chính phủ nước ngoài vì thông tin công nghệ của họ được sử dụng như một phương tiện cho “hoạt động giáp điệp”. Hiện nay, Mỹ, Úc và New Zealand đều đã ra thông báo chặn các công ty địa phương sử dụng thiết bị của Huawei sử dụng 5G trong tương lai.

Mỹ cho rằng Huawei có thể sử dụng các bản cập nhật phần mềm độc hại để theo dõi những người sử dụng 5G dưới danh nghĩa “hợp tác, hỗ trợ trong công tác tình báo quốc gia”.

Ngoài ra, ông Batra của IDC cũng cho biết, trên thực tế sự khác biệt cơ bản giữa 4G và 5G chính là khả năng điều khiển từ xa. Nếu 4G là sự kết hợp chặt chẽ giữa phần mềm và phần cứng thì ở 5G, phần cứng được tác ra hẳn khỏi phần mềm. Và đây cũng chính là mối quan tâm vè bảo mật của nhiều nơi trên thế giới chứ không riêng Mỹ hay Trung Quốc.

“Việc hoạt động độc lập cho phép người dùng điều khiển tử khoảng cách xa tất cả mọi thứ và đó cũng chính là thách thức về an ninh mạng”, ông Batra chia sẻ với BBC.

Hương Anh (theo BBC)

Theo: Nguoiduatin.vn

Back to top button