Người trẻ bị nhồi máu cơ tim: Bác sĩ khuyên cần làm ngay điều này
Mới đây, bệnh viện Nhân Dân 115 vừa điều trị thành công trường hợp bệnh nhân trẻ tuổi bị nhồi máu cơ tim cấp sau chấn thương ngực kín, không có tiền sử bệnh tim mạch cũng như yếu tố nguy cơ tim mạch.
Theo Zing.vn, bệnh nhân là chị T.T.P.V. (35 tuổi, TP.HCM) nhập viện trong tình trạng đau ngực sau xương ức, đau cảm giác bóp chặt ngực, đau lan ra sau lưng kèm khó thở, vã mồ hôi và hoảng hốt.
Người nhà cho biết chị V. bị ngã đập phần trước ngực xuống đất do va chạm với xe đạp khi đang đi bộ. Chị V. không bị chấn thương đầu và cơ quan khác, không mất ý thức mà chỉ ê ẩm thành ngực. Tuy nhiên, 30 phút sau té ngã, chị V. rơi vào tình trạng trên nên đưa vào bệnh viện.
Nhồi máu cơ tim phần lớn rơi vào các bệnh nhân lớn tuổi có nguy cơ tim mạch cao, nhiều bệnh lý nền tim mạch. Tuy nhiên, một số trường hợp nhồi máu cơ tim xảy ra ở bệnh nhân trẻ, nguy cơ tim mạch rất thấp. Đặc biệt ở những trường hợp khởi phát nhồi máu cơ tim sau sang chấn thương như trường hợp chị V..
Mặc dù bệnh nhân còn rất trẻ, yếu tố nguy cơ tim mạch trước đó không ghi nhận, kết quả khảo sát mạch vành vẫn có sang chấn thương nặng, rộng, đa mạch máu, khả năng do bệnh lý xơ vữa cao. Do đó, ở mọi lứa tuổi mọi người cũng đều cần phải có biện pháp phòng tránh với căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ra nhồi máu cơ tim
Nguyên nhân chính gây ra nhồi máu cơ tim là do máu đông hình thành làm tắc động mạch vành khi mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra. Ngoài ra, tình trạng co thắt mạch vành cũng có thể làm ngừng trệ dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim.
Nguyên nhân của nhồi máu cơ tim có nhiều trong đó 90% do xơ vữa động mạch vành. do hút thuốc lá, tăng cholesterol máu. Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, những người thường xuyên bị sang chấn về tinh thần. Đây là những nguy cơ hàng đầu làm bột phát nhồi máu cơ tim.
Về vấn đề di truyền, chưa thể khẳng định được nhưng đã có kết luận bệnh có yếu tố di truyền. Vì những người bị bệnh động mạch vành có tính chất di truyền nhiều gấp bốn lần số người không có tính chất di truyền.
Triệu chứng điển hình nhồi máu cơ tim
Theo Dân trí, khi thấy những triệu chứng dưới đây có thể bạn bị nhồi máu cơ tim:
Cảm giác ngực bị đè nặng hoặc đau thắt ngực.
Đau ở ngực, lưng, hàm và các vùng khác của phần trên cơ thể kéo dài hơn một vài phút, sau đó biến mất và trở lại.
Khó thở, đổ mồ hôi, buồn nôn, ói mửa, chóng mặt.
Ho liên tục, dữ dội.
Nhịp tim nhanh, lo lắng, bồn chồn
Làm gì khi có người nhà mắc nhồi máu cơ tim?
Tử vong của nhồi máu cơ tim xảy ra với tỷ lệ cao nhất chính là vào giờ đầu tiên. Biện pháp điều trị cơ bản hữu hiệu nhất đối với nhồi máu cơ tim có tác dụng nếu tiến hành sớm, nhất là biện pháp làm “tan huyết khối mạch vành” bằng các thuốc tiêu sợi huyết, đặc hiệu trong 2 giờ đầu tiên hoặc 4 giờ đầu tiên của nhồi máu cơ tim, quá 6 giờ thì không có tác dụng nữa vì vùng hoại tử đã lan toàn bộ bề dày của thành tâm thất, gọi là nhồi máu cơ tim xuyên thành.
Chính vì thế bằng giá nào cũng phải chuyển bệnh nhân nhồi máu cơ tim đến bệnh viện chuyên về tim mạch hoặc khu chăm sóc đặc biệt càng sớm càng tốt. Thời gian đến được bệnh viện sớm hay muộn có ý nghĩa sống còn. Vì chỉ có những nơi này mới đảm bảo chẩn đoán chắc chán và điều trị đúng quy tắc hạn chế biến chứng và tử vong, kể cả những giờ sau, ngày sau, tuần sau của nhồi máu cơ tim, khi mà loại bệnh chứng khác là suy tim trụy mạch, sốc tim lại thường xảy ra. Ngay khi nằm viện vẫn nên nhớ nhồi máu cơ tim là bệnh rất nặng, dễ biến chứng chết người.
>>>Xem thêm: Căn bệnh ung thư người mẫu 9X mắc phải nguy hiểm thế nào?
Phong Linh (tổng hợp)
Theo: Nguoiduatin.vn