Bác sĩ vẫn cứu sống bệnh nhi dù gia đình yêu cầu phẫu thuật không được truyền máu

Ngày 19/9, bệnh viện quốc tế City tổ chức họp báo thông tin về kỹ thuật điều trị ung thư gan cho bệnh nhân mà không cần truyền máu khi phẫu thuật.

Quy định hiếm gặp

Việc ứng dụng phương pháp truyền máu hoàn hồi tại bệnh viện Quốc tế City đã cứu sống bệnh nhi G.B. (11 tuổi, quận 6, TP.HCM) mắc bệnh u gan không truyền máu hiếm gặp. Bệnh nhân đã được phẫu thuật thành công, hiện đã khỏe mạnh, có thể nhập học.

“Lúc chưa phẫu thuật, bé G.B. lúc nào cũng mệt mỏi, khó thở. Với kỹ thuật mới tại bệnh viện, chúng tôi tin tưởng nên đã ký cam kết mổ cho bé, với điều kiện tuân thủ nguyện vọng của gia đình là không được truyền máu trong lúc phẫu thuật. Và, điều kỳ diệu đã đến, sau khi phẫu thuật một ngày, bé ăn uống trở lại và hiện đã bình thường. Bé có thể nhập học cùng bạn bè. Gia đình chúng tôi rất vui và cảm ơn bệnh viện cũng như bác sĩ đã giúp con tôi hồi sinh”, mẹ bệnh nhân B. cho biết.

Theo các bác sĩ bệnh viện Quốc tế City, truyền máu hoàn hồi hay còn gọi là truyền máu tự thân là phương pháp lấy máu của bệnh nhân để truyền lại cho chính bệnh nhân thông qua thiết bị máy.

Sức khỏe - Bác sĩ vẫn cứu sống bệnh nhi dù gia đình yêu cầu phẫu thuật không được truyền máu
Các bác sĩ chia sẻ về kỹ thuật mới điều trị ung thư gan.

Áp dụng cho tất cả bệnh nhân

Đại diện bệnh viện Quốc tế City cho biết, quá trình truyền máu hoàn hồi được thực hiện một cách nhanh chóng từ khi máu được hút về hệ thống máy tự động. Nhờ vậy, lượng máu chảy do vỡ các mạch máu của bệnh nhân gần như được lấy truyền lại ngay lập tức cho chính họ.

Sức khỏe - Bác sĩ vẫn cứu sống bệnh nhi dù gia đình yêu cầu phẫu thuật không được truyền máu (Hình 2).
Đại diện gia đình bệnh nhân chia sẻ lý do không truyền máu cho bệnh nhân.

PGS.TS.BS Nguyễn Tấn Cường, phẫu thuật viên chính cho bệnh nhi cho biết: “Phương pháp này đặc biệt hữu ích vì có thể hoàn hồi đủ lượng máu cho cơ thể, hạn chế tối đa nhu cầu truyền máu, tránh được những biến chứng nguy hiểm của phương cách truyền máu đồng nhóm cổ điển, giúp giảm áp lực thiếu máu cho bệnh viện cũng như cho ngành y nói chung”.

Bác sĩ Cường cho biết, khi mổ u gan, khả năng chảy máu nhiều cần truyền máu là điều chắc chắn phải làm. Thêm vào đó là rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra như: Tử vong, suy thận, rối loạn đông máu, khả năng phải lọc máu… Tuy nhiên, vì tôn trọng quyết định của gia đình bệnh nhân không cho truyền máu nên bệnh viện chọn phương pháp truyền máu hoàn hồi.

Theo: nguoiduatin.vn

Back to top button