Bị chó Pitbull tấn công, làm thế nào để tránh thương tích nặng nhất?

Giống Pitbull có một đặc tính là đã ngoạm vật gì thì ngoạm tới khi đứt lìa ra mới thôi. Vì thế, khi bị chó này tấn công, thường vết thương để lại rất sâu và rộng.

Được thế giới xếp hạng là 1 trong 10 loài chó dữ nhất, song Pitbull lại không phải giống chó cắn nhiều nhất. Với ngoại hình dữ dằn, cơ bắp săn chắc, đôi mắt sắc lạnh, lầm lì, hàm răng rắn chắc, bước chạy thoăn thoắt như tên…, loại chó này luôn được dân chơi săn lùng mua rầm rộ.

Tuy nhiên, xung quanh chuyện chơi Pitbull, nhiều người đã phải trả giá vì sự thiếu hiểu biết và nuôi dạy không đúng cách dẫn đến những vụ Pitbull phản lại chủ, tấn công những người xung quanh. Bởi bị kích động và đào tạo, chăm sóc không đúng cách, nó sẽ trở nên nguy hiểm hơn cả chó điên. Giống Pitbull có một đặc tính là đã ngoạm vật gì thì ngoạm tới khi đứt lìa ra mới thôi. Vì thế, khi bị chó này tấn công, thường vết thương để lại rất sâu và rộng.

Một bác sĩ thú y cho biết: “Vết thương do chó cắn thường làm da bị xé rách nên dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là virus bệnh dại từ nước bọt và virus uốn ván từ móng của con chó. Ngoài sự nguy hại về vị trí tổn thương, một điều đáng lo ngại nữa là bệnh dại. Với giống chó nguy hiểm như Pitbull, nếu không quản lý chặt chẽ và nuôi đúng cách sẽ không chỉ gây nguy hiểm cho chính chủ nhân của chúng mà còn đối với cộng đồng”.

Theo các huấn luyện viên chó nghiệp vụ, đối với các tai nạn do chó gây ra thì 100% nguyên nhân đều do con người. Mặc dù ở nước ngoài, số lượng chó được nuôi dưỡng lớn gấp nhiều lần so với Việt Nam nhưng họ có điều kiện và ý thức để đảm bảo an toàn cao nên rất ít xảy ra tai nạn. Trong khi đó ở nước ta hiện nay việc nuôi chó lại không được cẩn trọng. Rất nhiều con chó được thả rông ngoài đường mà không có biện pháp kiểm soát.

Khi bị một con chó gầm gừ, chuẩn bị tấn công, bạn nên làm gì để thoát thân?

Đừng cố làm dịu hoặc mỉm cười với nó bởi có thể giữa con người với con người, một nụ cười là thân thiện nhưng đối với chó, đó có thể là nhe răng thử thách. Bạn cũng nên tránh nhìn trực tiếp vào nó mà hãy cố gắng lơ đãng, bỏ qua.

Nếu xung quanh có người, hãy nhờ tới sự giúp đỡ của họ. Không nên vung gậy, bình xịt hơi cay vào chó bởi điều này có thể làm cho nó hung hăng hơn. Và sau đó, bạn nên từ từ rút lui, quay lưng lại với nó. Đặc biệt, bạn không nên chạy để tránh nó đuổi theo.

Khi một con chó tấn công bạn vì lý do nào đó, thay vì hét hay dọa nó, bạn hãy cố gắng che miệng nó bằng áo hay một vật dụng gì gần đó như ghế, chậu… Nếu bạn đeo túi xách hay cặp thì hãy ném nó sang một bên để đánh lạc hướng con chó.

Hơn nữa, bạn cũng phải che lại phần cổ tay của mình bởi đây là vùng nhiều động mạch, tĩnh mạch, dễ bị tổn thương. Nếu bị chó cắn vào, thay vì cố giằng tay chân ra bởi điều này có thể gây rách, tổn thương vùng da này, bạn hãy đẩy vào vùng mắt hoặc mũi nó để chúng có thể buông tay, chân bạn ra.

Khi bị nhiều con chó tấn công, bạn không nên đứng để bị bao vây xung quanh.

Điều cần làm chính là tìm một điểm tựa nào đó chẳng hạn như bức tường, gốc cây chứ tuyệt đối không chạy.

Cách phòng để không bị chó tấn

Ông Nguyễn Mạnh Hà, Giám đốc trung tâm nghiên cứu chó nghiệp vụ – Học viện Nông Nghiệp Việt Nam khuyến cáo:

Tránh xa những con chó dữ, chó đẻ.

Không tiếp xúc khi chó đang ăn.

Không kích thích trêu chọc chó.

Không nhìn lâu vào mắt chó.

Chó dọa thì đứng yên như cây, không bỏ chạy.

Nếu kịp thì leo lên nơi cao chó không nhảy tới.

Phong Linh (tổng hợp)

Theo : nguoiduatin.vn

Back to top button