Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh “thích” Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không

Xung quanh hậu trường Tây Du Ký còn rất nhiều điều thú vị ít người biết. Chẳng mấy ai biết được các vị tiên nhân cũng “hết hồn” vì ma quỷ hay Bạch Cốt Tinh có nhiều lần định “chiếm dụng” Thuỷ Liêm động làm “nơi đi chốn về”.

Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma

Hầu hết Tây Du Ký được quay ngoại cảnh. Câu chuyện tìm lựa các vị trí để phù hợp với ý đồ sản xuất của đạo diễn Dương Khiết quả thật không mấy dễ dàng. Và cũng chính từ đó, những câu chuyện ngoài lề hấp dẫn được kể lại như một Tây Du Ký ngoại truyện đầy thú vị.

Đoàn làm phim Tây Du Ký thường chọn những địa điểm hiểm trở u minh để quay ngoại cảnh, một phần vì để tăng cảm giác hoang sơn cùng cốc một phần vì lý do kinh phí.

Trong phim có cảnh quay được tiến hành ở núi Thanh Thành, tỉnh Tứ Xuyên, là một trong những nơi phát tích của đạo giáo Trung Quốc từ hàng nghìn năm nay.

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không
Tiên cảnh trên núi Thanh Thành – Trung Quốc.

Trên núi có rất nhiều các công trình đạo giáo và nổi tiếng nhất là công trình Cổ Thường đạo quán.

Kiến trúc đạo quán dựa vào núi, khoáng đạt và có không gian yên tĩnh đến lạ kỳ. Nơi đây có sức hút đặc biệt với Dương Khiết khiến bà nghĩ bất kỳ nơi nào ở đạo quán này cũng có thể tận dụng làm cảnh quay trong phim.

Thế nhưng vì quá u tịch nên chính không gian ấy khiến các nhân viên trong đoàn không khỏi sợ hãi.

Nghệ sĩ Ngô Quế Linh – Trấn Nguyên Đại Tiên và nghệ sĩ Quan Văn Giới – Bồ Đề Tổ Sư,  khiến khán giả vô cùng thích thú bởi khí chất cao đạo phù hợp với tạo hình thần tiên.

Tiên cốt là vậy, thế nhưng “Trấn Nguyên Đại Tiên” và “Bồ Đề Tổ Sư” lại rất sợ ma!

Có câu chuyện vui kể lại rằng, hai nghệ sĩ vốn được đoàn phim đặc biệt ưu ái khi xếp cho ngủ trên lầu 2 ở điện Tam Thanh, nơi thoáng đãng và dễ chịu hơn hẳn so với ở phòng tiếp khách của đạo quán. Thế nhưng vì là đại điện nên hễ bước ra cửa là đối mặt với tượng thần.

Buổi tối, khi Quế Linh muốn đi vệ sinh thì phải đi mấy chục mét qua cầu thang để xuống nhà tiếp khách mới được.

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không (Hình 2).
Nghệ sĩ Ngô Quế Linh vai Trấn Nguyên Đại Tiên cũng rợn tóc gáy khi ở trong đạo quán.

Khổ nỗi, lối đi lại ở hành lang không có đèn, trời tối âm u như trong rừng rậm, đến nỗi xòe tay mình ra cũng không đếm được có bao nhiêu ngón, hơn nữa thỉnh thoảng ở phía đại điện lại có âm thanh kỳ lạ.

Vì ở chốn sâu trong núi, nên cảm giác về thế lực lạ càng rõ. Chính điều này khiến Quế Linh và Quan Văn Giới sợ đến dựng tóc gáy, sởn da gà liền vội trở lại chỗ ngủ và không dám đi vệ sinh nữa.

Còn riêng nghệ sĩ Quan Văn Giới – vốn tự xưng là to gan không biết sợ là gì trong vai Bồ Đề Tổ Sư vì quá sợ hãi nên đòi xuống phòng khách chật chội bằng được vì không thể ngủ nổi trong đạo quán Cổ Thành.

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không (Hình 3).
Nghệ sĩ Quan Văn Giới trong vai Bồ Đề sư tổ cũng ngủ không nổi trong đạo quán Cổ Thành vì quá sợ hãi.

Trong cảnh quay các đạo sĩ cung kính bái lạy tiễn Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, vì quay trên núi nên việc huy động diễn viên quần chúng không được nhiều (đường lên núi thời gian đó chưa có, phải men theo lối mòn ở sườn núi để lên đạo quán), không gian quay cũng không đủ rộng rãi.

Để đạt được những thước phim kinh điển về các vị đạo sĩ tu tiên, để giúp đoàn làm phim hoàn thành, đạo trưởng tại Cổ Thường đạo đã yêu cầu các đạo sĩ trong đạo quán tập trung diễn cảnh này cho đoàn phim.

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không (Hình 4).
Cảnh các đạo sĩ trong Cổ Thành đạo quán cung kính bái lạy Trấn Nguyên đại tiên.

Vì vậy khi xem trên phim có cảnh Trấn Nguyên Đại Tiên bay về trời, người xem sẽ thấy đạo sĩ hai bên cung kính bái lạy. Đó chính các đạo sĩ thực sự của đạo quán Cổ Thường nổi tiếng này.

Sau này, bản thân đạo diễn Dương Khiết cũng đã ngộ ra một điều trong quá trình quay phim, nếu ta tôn trọng người khác thì tự nhiên sẽ nhận lại được cách đối đãi tương tự từ người khác, chỉ cần ta cư xử chân thành thì mới mong nhận được thịnh tình từ người khác.

Nghệ sĩ Quế Linh và vị đạo trưởng nọ không những đã trở thành những người bạn mà còn nhận được những lời chúc phúc chân thành cũng như sự đối đãi trọng thị mà ông dành cho đoàn phim Tây Du Ký.

Bạch Cốt Tinh “thích” Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không (Hình 5).
Thủy Liêm Động là cảnh quay khiến Dương Khiết cùng đoàn phim lao tâm khổ tứ mới tìm ra được.

Thủy Liêm Động của Tôn Ngộ Không khiến đoàn phim cất công tìm khá lâu nhưng cũng không có nơi đâu vừa ý.

Tuy nhiên sau khi tìm xong, Bạch Cốt Tinh thấy đẹp quá nên xin với đạo diễn Dương Khiết rằng cho Bạch Cốt Tinh một góc để làm “nhà ở”.

Lúc chưa tìm được nơi phù hợp để quay Thuỷ Liêm Động, đạo diễn Dương Khiết đã lao tâm khổ tứ lùng sục khắp các hang cùng ngõ hẻm để kiếm địa điểm.

Thời gian đó những động có thạch nhũ vẫn chưa được phát hiện nhiều như bây giờ.

Ngay đến Dao Lâm tiên cảnh ở Hàng Châu tuy có đẹp nhưng diện tích lại quá nhỏ cùng lượng khách du lịch đông nên không thể quay phim ở đây.

Lô Địch Nham ở Quảng Tây quá đẹp, đẹp xuất sắc nhưng giống như Dao Lâm tiên cảnh, Lô Địch Nham quá hẹp lại không có vẻ u sơn cần có.

Tuy nhiên, về sau, Lô Địch Nham được dùng để quay cảnh nhà của Ngưu Ma Vương và rất thích hợp để quay cảnh khuê phòng của Thiết Phiến công chúa và Hồ Ly tinh.

Trước đó, khu Phòng Sơn ở Bắc Kinh cũng mới phát hiện ra động Thủy Vân, động này vừa rộng cũng vừa sâu và độc đáo nhưng lại rất khó di chuyển bên trong, vừa bước vào động là phải leo xuống một cái hang rất dài, không phù hợp cho việc quay phim.

Ngay trong lúc nguy cấp thì một người bạn của Dương Khiết cho biết, ở thành phố Lãnh Thủy Giang ở Hồ Nam có một động thạch nhũ mới vừa khai quật được một nửa, được cho là khá đẹp và độc đáo.

Đoàn phim hí hửng ôm hy vọng từ lúc còn ở Trương Gia Giới và lập tức đến Lãnh Thủy Giang xem xét.

Tuy con đường dẫn đến động Ba Nguyệt khá khó đi, bùn nhão lẫn với đá sỏi gập ghềnh, thế nhưng khi bước vào trong động thì nhận thấy không gian bên trong thực sự rộng rãi và sâu.

Đáng nói là bề mặt động cũng khá bằng phẳng chứ không cần phải leo trèo gì nhiều, không khí trong động u tịch, chỗ cao nhất trong động cũng tương đương với một tòa nhà 2 -3 tầng.

Bên trong động không xa còn có một hồ nước nhỏ, Dương Khiết liền nảy ra ý tưởng nếu trong Thủy Liêm Động mà có một chiếc hồ nước như thế này có thể làm nơi cho lũ khỉ nhỏ vui đùa và nghịch nước.

 Vào sâu bên trong động còn xuất hiện một không gian rộng rãi và có hình vuông, nền khá bằng phẳng, thoáng đãng, phía cuối lại có một tảng đá có hình dạng giống như một chiếc giường đá, xung quanh khu vực này có rất nhiều nhũ đá tạo nên một bản điêu khắc tự nhiên đẹp mắt.

Không cần 1 giây, đạo diễn Dương Khiết quyết định nơi đây là động phủ của Tôn Ngộ Không mang tên Thuỷ Liêm Động.

Khi các cảnh quay gần như xong, thì đoàn làm phim chợt nhớ ra cần tìm hang động để quay nơi ở của Bạch Cốt Tinh.

Trong một lần nghệ sĩ Dương Xuân Hà – người thủ vai Bạch Cốt Tinh lang thang dạo chơi chợt phát hiện ra phía trong động Ba Nguyệt có một nơi chứa đầy thạch nhũ màu trắng với vô vàn hình dạng.

Ngôi sao - Bồ Đề Tổ Sư và Trấn Nguyên Đại Tiên sợ ma, Bạch Cốt Tinh 'thích' Thuỷ Liêm động của Tôn Ngộ Không (Hình 6).
Động Ba Nguyệt ngoài làm nơi dùng quay cảnh Thủy Liên động còn có thể làm phủ động của Bạch Cốt Tinh.

Khu vực này khá hẹp và âm u, những nhũ đá lại có hình dạng kỳ quái tạo nên cảm giác rùng rợn và đáng sợ. Vậy là động phủ của Bạch Cốt Tinh được ra đời!

(Còn tiếp)

Minh Anh

Theo: Nguoiduatin.vn

Back to top button