新闻和攻略News and introduction

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi – Sukien24h.vn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Đồng Nai hiện đang cố gắng dập gọn ổ dịch mới xuất hiện ở huyện Vĩnh Cửu, ngăn chặn dịch lây lan cũng như hạn chế việc xuất hiện thêm ổ dịch mới.

Hạn chế lây lan dịch

Trong chiều 14/5 giữa “bão dịch” tả lợn châu Phi, Thứ trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phùng Đức Tiến cùng đoàn công tác đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai và ngành chức năng để đưa ra phương án phòng, chống dịch.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Buổi làm việc giữa đoàn công tác bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với tỉnh Đồng Nai.

Tại buổi làm việc ông Võ Văn Chánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, tính đến ngày 13/5 tại Đồng Nai dịch bệnh đã xuất hiện tại 7 hộ chăn nuôi thuộc 5 xã của 3 huyện Trảng Bom, Nhơn Trạch và Vĩnh Cửu.

Ngay sau khi dịch xuất hiện tại các địa phương trên, UBND tỉnh Đồng Nai đã lập 24 chốt kiểm dịch trên địa bàn và đã triển khai hàng loạt các giải pháp phòng chống dịch tả lợn châu Phi, triệt để xử lý rốt ráo tránh lây lan ra khu vực xung quanh.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Tỉnh, huyện và cả xã đều lập chốt kiểm dịch.

Các khu vực như ao hồ sông suối, khu dân cư, khu vực chăn nuôi sẽ được ngành chức năng phun xịt khử trùng để hạn chế việc lây lan dịch. Ngành chức năng cũng sẽ tiến hành xử lý dứt điểm các cơ sở giết mổ lậu, để tránh việc dịch bị lan rộng, khó kiểm soát.

Đồng Nai cũng nhanh chóng lập hồ sơ đối với các trường hợp hộ chăn nuôi có heo bị dịch phải tiêu hủy. Mức hỗ trợ mà tỉnh này đưa ra là đối với heo con theo mẹ sẽ có mức hỗ trợ 300 ngàn đồng/con; 500 ngàn đồng/con đối với heo con dưới 2 tháng tuổi; 2 triệu đồng/con đối với heo thịt từ 2-4 tháng tuổi. Riêng heo thịt, heo giống, hậu bị trên 4 tháng tuổi được hỗ trợ 3 triệu đồng/con; heo nái, heo đực giống đang khai thác được hỗ trợ tối đa với mức 4,5 triệu đồng/con.

Hai nguyên nhân lây lan dịch ở Đồng Nai

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Chốt kiểm dịch trên đường ĐT767 ngay cổng chào huyện Vĩnh Cửu.

Đại diện sở Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Đồng Nai cho biết, sau khi thông tin dịch tả lợn châu Phi xảy ra trên địa bàn Đồng Nai, thị trường lợn hơi bị ảnh hưởng mạnh, giá heo tụt dốc không phanh. Đến thời điểm này giá lợn hơi chỉ còn khoảng 35 ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, thị trường tiêu thụ heo rất ảm đạm, người mua kén mua, thương lái ép giá,…

Trong khi đó, ông Trần Văn Quang, Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi Thú y cho hay, tại 5 ổ dịch, 2 nguyên nhân gây bệnh chính được xác định là do quá trình vận chuyển và sử dụng thức ăn thừa làm thức ăn cho lợn.

“Tại 1 ổ dịch ở huyện Nhơn Trạch, đàn lợn lai rừng bị nhiễm ASF được xác định là do sử dụng thức ăn thừa cho lợn ăn. Trong khi đó, tại ổ dịch ở xã Bình Minh, nguyên nhân gây bệnh là từ phương tiện vận chuyển từ lò mổ đi vào trại nuôi”, ông Quang cho hay.

Cũng theo Chi cục trưởng chi cục Chăn nuôi Thú y, với các nguyên nhân lây lan dịch bệnh trên, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ tiềm ẩn nguy cơ nhiễm dịch rất cao. Năm ổ dịch hiện tại được phát hiện đều ở quy mô gia trại. Đối với các trại nuôi của doanh nghiệp việc kiểm soát người, phương tiện ra vào trại thực hiện nghiêm ngặt nên ít nguy cơ hơn. Ngoài ra, các trại nuôi của doanh nghiệp cũng không sử dụng thức ăn dư thừa để cho lợn ăn”.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn họp khẩn với tỉnh Đồng Nai về việc phòng chống dịch tả lợn châu Phi

Phun xịt khử trùng.

Thống kê của chi cục Chăn nuôi Thú y cho thấy, hiện trại nuôi bị nhiễm dịch có tổng đàn lớn nhất là hộ nuôi ở xã Bình Minh, huyện Trảng Bom với quy mô 417 con. Các hộ còn lại quy mô đàn nuôi đều dưới 300 con.

Ông Phùng Đức Tiến, Thứ Trưởng bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn dự báo, thời gian tới, sự lây lan dịch tả lợn châu Phi cực kỳ phức tạp vì cả nước hiện có trên 2,5 triệu hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, chủ yếu chăn nuôi trong khu dân cư; diễn biến thời tiết hiện nay lại rất thuận lợi cho dịch lây lan. Trong đó, có 29 xã thuộc 12 tỉnh, thành phố có dịch đã qua 30 ngày sau đó lại phát sinh ổ dịch mới.

Ông Tiến cho rằng: “Công tác phòng chống dịch thời gian qua vẫn còn một số hạn chế như một số địa phương còn chủ quan, lơ là trong công tác phòng chống dịch; tổ chức tiêu hủy lợn bệnh chưa kịp thời, triệt để, vẫn để lợn chết trong chuồng quá 24 giờ, để người dân vứt heo dịch chết ra sông suối, môi trường khiến nguồn bệnh lây lan, phát tán; một số địa phương thực hiện vệ sinh sát trùng, tiêu độc chưa đúng; việc kiểm soát giết mổ nhỏ lẻ chưa hiệu quả,…”.

Đại diện bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng nói rằng, sẽ phối hợp với địa phương đẩy nhanh các biện pháp phòng dịch. Nắm bắt thông tin cũng như lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người chăn nuôi, sớm bổ sung thêm các chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi, cho doanh nghiệp,… để tránh thiệt thòi cho người chăn nuôi, doanh nghiệp khi bị dịch bệnh phải tiêu hủy.

Trước đó, trong sáng 13/5, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã chủ trì buổi họp trực tuyến với 63 tỉnh, thành về công tác phòng, chống dịch tả lợn châu Phi. Phó thủ tướng chỉ ra, diễn biến dịch tả lợn châu Phi đang rất nghiêm trọng và khó kiểm soát vì đã lây lan trên diện rộng. Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh là địa phương nào còn bị động, coi nhẹ công tác phòng chống dịch cần chấn chỉnh.

Hiện, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 2.296 xã, 204 huyện của 29 tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng số heo bệnh và tiêu hủy trên 1,2 triệu con. Đặc biệt, dịch này đã lan rộng đến các tỉnh phía Nam.

Theo : nguoiduatin.vn

Back to top button