Cả làng kéo tới nhà cụ ông U80 thưởng thức khoai vạc “khủng” nặng gần 40kg

Người dân địa phương sau khi biết tin đã kéo tới nhà ông Thứ để chiêm ngưỡng, chụp ảnh và thưởng thức củ khoai vạc “khủng” nặng gần 40kg mà lần đầu tiên trong đời họ được nhìn thấy.

Những ngày gần đây, người dân tại xóm 2, xã Phúc Đồng, huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh kéo tới nhà ông Đặng Hữu Thứ để chiêm ngưỡng, chụp ảnh lưu niệm và xin thưởng thức củ khoai vạc ông này vừa đào được.

Ông Thứ cho biết, khi ra vườn kiểm tra, ông phát hiện cây khoai vạc mình trồng cách đây 2 năm trồi một phần trên đất nên đào lên để nấu ăn. Khi đưa lên khỏi mặt đất, cụ ông U80 bất ngờ khi củ khoai có hàng chục nhánh kết với thân, nặng trên mức bình thường. Đã 75 tuổi, nhưng đây là lần đầu tiên trong đời ông Thứ thấy cú khoai vạc to như vậy.

Tin nhanh - Cả làng kéo tới nhà cụ ông U80 thưởng thức khoai vạc “khủng” nặng gần 40kg

Ông Thứ bên củ khoai vạc “khủng” mình vừa đào được.

“Cách đây 2 năm, thấy một nhánh khoai nhỏ trồi trên mặt đất tại bờ rào nên tôi đã đắp đất lên và bón phân cho nó. Bây giờ đào lên thấy củ khoai to và nặng tới gần 40kg. Đây là lần đầu tiên tôi thấy củ khoai vạc to như vậy. Đứa cháu thấy tôi đào được khoai “khủng” nên chụp ảnh hộ và đưa lên facebook. Khi xem hình ảnh, nhiều người kéo tới xem và chụp ảnh làm kỷ niệm. Tôi đã nấu khoai lên cho mọi người cùng ăn, nhưng tới nay vẫn chưa hết củ khoai”, ông Thứ cho hay.

Tin nhanh - Cả làng kéo tới nhà cụ ông U80 thưởng thức khoai vạc “khủng” nặng gần 40kg (Hình 2).

Đây là lần đầu tiên người dân địa phương được nhìn thấy củ khoai vạc lớn như vậy.

Khoai vạc hay còn gọi là khoai mỡ, khoai tím, củ cải, củ mỡ, củ cầm, củ đỏ, củ tía, khoai tía, khoai ngà, khoai long, khoai bướu, khoai trút, khoai ngọt…. Khoai vạc có tên khoa học Dioscorea alata, họ Củ nâu được trồng nhiều ở châu Phi. Ở nước ta, cây trồng khắp nông thôn để lấy củ ăn; củ có khi to hay rất to, nặng từ 4 – 50kg.

Đông y gọi khoai vạc là Mao thử. Khoai vạc có 2 loại: ruột trắng và ruột tím. Loại ruột trắng, củ chùm nặng 4 – 5kg/củ. Loại ruột tím có tím than và tím bông lau, loại này củ suôn, dài, tuy củ nhỏ hơn loại ruột trắng nhưng ngon.

Khoai vạc có tác dụng như: Nhuận tràng, chữa viêm ruột, duy trì đường huyết và trọng lượng cơ thể, ngăn ngừa bệnh tim mạch, lợi tiểu có tác dụng chống viêm nhiễm nên rất tốt cho những người mắc bệnh viêm đường tiểu, rất tốt cho hệ thống sinh dục phụ nữ …

Theo: nguoiduatin.vn

Back to top button