Cơ quan Vũ trụ châu Âu tham vọng khai thác tài nguyên trên Mặt trăng vào năm 2025

 

Trước đó, người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã nghiên cứu khả năng tạo ra một “ngôi làng Mặt trăng”, nơi không chỉ các dự án khoa học mà cả các doanh nghiệp hoạt động trên đó.

Cuộc sống số - Cơ quan Vũ trụ châu Âu tham vọng khai thác tài nguyên trên Mặt trăng vào năm 2025
“Làng Mặt trăng” sắp sửa được hình thành nhằm phục vụ nghiên cứu khoa học và hoạt động kinh doanh. 

Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) vào ngày 21/1 đã ký bản hợp đồng đầu tiên, như một phần trong nỗ lực tạo ra một căn cứ Mặt trăng đi vào hoạt động vào năm 2025.

Theo một nguồn tin của Sputnik, công ty Ariane Group sẽ phát triển các kế hoạch cho ESA để đưa ý tưởng này vào thực tế. Bên cạnh đó, ESA cũng không phải là nơi duy nhất tập trung vào việc tạo ra các căn cứ mặt trăng, ngoài ra còn có Mỹ, Nga và Trung Quốc cũng đang xem xét các kế hoạch tương tự.

Công ty Ariane Group sẽ xem xét các cơ hội để thành lập một trạm trên Mặt trăng có khả năng khai thác regolith, một loại quặng được tìm thấy trên Mặt trăng có thể được xử lý để chiết xuất nước và oxy. Nếu điều này là khả thi, một căn cứ như vậy sẽ có thể tự duy trì và thậm chí sản xuất nhiên liệu cho các chuyến thám hiểm không gian xa hơn.

Ariane Group hy vọng rằng tên lửa Ariane 64 có khả năng mang tải trọng 8,5 tấn của họ sẽ được sử dụng để hạ cánh trên Mặt trăng và cung cấp các nhu yếu phẩm cần thiết. Công ty cũng đang làm việc với hai công ty châu Âu khác là PTSellectists và Space Application Services nhằm cung cấp một tàu đổ bộ mặt trăng, các cơ sở kiểm soát mặt đất và thông tin liên lạc.

Vào năm 2016, người đứng đầu ESA, nhà khoa học Jan Woerner đã chia sẻ tầm nhìn của ông về “ngôi làng Mặt trăng”, với một cộng đồng những người “làm việc và sống cùng nhau” tại đây. Ông cho biết một cơ sở như vậy sẽ không chỉ có các nhà khoa học thực hiện nghiên cứu, mà cả các dự án kinh doanh làm việc trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ hoặc du lịch.

Ông cũng lưu ý rằng một căn cứ như vậy có thể là một “điểm dừng chân” thuận tiện cho tàu vũ trụ du hành tới Sao Hỏa và những khu vực xa hơn nữa.

Kiều Trang

 

Theo: Nguoiduatin.vn

Back to top button