Tây Du Ký: Đang là Vua khỉ Mĩ Hầu Vương, Tôn Ngộ Không vượt biển lớn học Đạo để làm gì?
Nứt ra từ quả trứng đá trên đỉnh Hoa Quả Sơn, Tôn Ngộ Không vô danh một mình tụ tập đàn khỉ, tự xưng Mỹ Hầu Vương ở động Thủy Liêm, rồi một ngày bỏ tất cả lên đường đi học đạo tiên.
Thác sinh từ hòn đá, đến núi Hoa Quả Sơn tự xưng Mĩ Hầu Vương, đến một ngày Tôn Ngộ Không nghe danh Bồ Đề Tổ Sư nên quyết vượt biển để tìm đến học đạo.
Tôn Ngộ Không là con khỉ được sinh ra từ quả trứng đá thác sinh do Trời – Đất, được thiên địa hoá dục mà thành, vốn sinh ra đã mang sẵn tinh hoa của đất trời.
Không cha không mẹ, không gia đình và người thân, khí đá một mình triệu tập bầy khỉ tự xưng Mĩ Hầu Vương ở động Thuỷ Liêm.
Ở Thuỷ Liêm động, Tôn Ngộ Không chứng kiến cảnh từng con khỉ đến khi già nua đều chết. Mĩ Hầu Vương gãi đầu gãi tai nói: “Sau này ta cũng sẽ chết. Ta cũng không có thuật trường sinh”.
Khỉ già thưa rằng: “Đại vương, tại sao ta không đi học đạo tu thuật phép Trường sinh?”.
Chứng kiến cái vô thường của kiếp người và cái phù du của kiếp nhân sinh, Tôn Ngộ Không quyết tâm tu luyện.
Vượt qua mênh mông biển lớn, sông dài, lang bạt mười mấy năm trời ở Nam Thiệm Bộ Châu, cuối cùng Hầu vương cũng tìm được đến đạo quán của Bồ Đề Tổ Sư ở Linh Đài Phương Thốn, động Tà Nguyệt Tam Tinh.
Ở đây, Hầu vương được Bồ Đề Tổ Sư đặt tên là Ngộ Không (“Không” là cảnh giới cao nhất để đạt đến viên mãn, đắc đạo, là hoàn toàn vô niệm. Chỉ khi đạt đến trạng thái “Không” này, người tu luyện mới có thể thực sự trở về với chân ngã và bản nguyên cao quý của chính mình), dạy cho các việc giảng kinh làm đạo, nói năng lễ phép đến quét sân cuốc vườn, tỉa lá vun hoa, gánh nước kiếm củi.
Chuyện kể rằng: Tôn Ngộ Không nghe giảng sướng quá đến nỗi xoa tai vuốt má, mặt mày hớn hở, khoa tay múa chân. Bỗng bị tổ sư trông thấy, gọi lên bảo: “Ngươi ngồi trong lớp, tại sao lại điên cuồng nhảy nhót, không nghe ta giảng?”
Ngộ Không thưa: “Con thành tâm nghe giảng, đến những chỗ sư phụ giảng nhiệm màu quá, lòng vui mừng khôn xiết, không nhịn được, nên có những điệu bộ như vậy, mong sư phụ tha tội”.
Nếu không có căn cơ tốt, không ngộ đạo sâu thì làm sao Ngộ Không có thể thấy được chỗ nhiệm màu của Đạo như vậy?
Đến khi tổ sư lần lượt kể ra mấy đạo thuật như các môn chữ thuật, lưu, tĩnh, động thì Ngộ Không lại lắc đầu quầy quậy, cứ nhất nhất đòi học bằng được phép sống lâu màu nhiệm, trường sinh.
Phát hiện được căn cơ của Thạch Hầu, Bồ Đề tổ sư đã truyền dạy đạo pháp trường sinh cùng 72 phép biến hóa (Thất thập nhị huyền công – Địa Sát).
Chỉ vì sinh lòng ngông ngạo đòi làm Ngọc Hoàng, Tôn Ngộ Không đã đại náo thiên cung. Tôn Ngộ Không xuống địa phủ khuấy động, động vào sổ sinh tử thấy tên mình bèn tức giận lấy mực đỏ phá nát sổ sinh tử đồng thời khiến loài khỉ bất diệt.
Suy cho cùng, dù có tu luyện bao nhiêu thì Hầu Vương cũng không thể thoát khỏi nỗi sợ đời thường: Cái chết.
Tuy nhiên, có thuyết cho rằng, Bồ Đề Tổ Sư sớm đoán được ý đồ của con khỉ ấy. Đạo gì không học nhất quyết muốn học đạo Trường sinh bất lão.
Tu luyện phép trường sinh ấy kỳ thực chính là thoát khỏi sự khống chế của Ngũ hành, cao hơn nữa chính là vượt ra ngoài Tam giới, không chịu vòng luân hồi, sinh tử để đạt đến quả vị của La Hán, Chân Nhân, thần Phật.
Song cuối cùng con khỉ đá ấy thông thạo 72 phép thần thông thực chất là 72 trạng thái thân tâm. Khi con người rơi rớt đến cõi mê hay lầm lạc trong xã hội người thường thì con đường duy nhất để quay trở về chính là tu luyện.
Mỹ Hầu Vương trải qua bao nhiêu gian khổ nguy hiểm, cuối cùng trong tâm của mình đã tìm được “chân Pháp” để tu luyện.
(còn nữa)
Minh Anh
Theo: nguoiduatin.vn