Tài xế dùng rượu bia quá mức quy định sẽ bị phạt tù?
Ông Trần Hữu Minh, Phó Chánh văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, đồng quan điểm “với các hành vi nguy hiểm cho xã hội như sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe thì cần có chế tài mạnh hơn”.
Xem thêm:
- Vụ học sinh lớp 7 đánh bạn trong lớp ở Quảng Ninh: Giáo viên chủ nhiệm và hiệu trưởng bị đình chỉ công tác
- Bệnh viện cho tạm dừng công tác 2 người vì tranh cãi phí giữ xe với tài xế Grab
- Facebook và Google sẽ bị phạt 10 triệu AUD nếu vi phạm quyền riêng tư
Cụ thể, vào ngày 10/4, tại cuộc họp sơ kết thực hiện nghị định 46 về xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ, đường sắt, nhiều ý kiến cho rằng nghị định đã bộc lộ nhiều hạn chế, một số mức phạt chưa đủ sức răn đe.
Bà Hoàng Hồng Hạnh, Vụ phó Pháp chế-Thanh tra (Tổng cục Đường bộ) nói, mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ là 40 triệu đồng đối với cá nhân, thấp hơn so với đường sắt, đường thủy nội địa trong khi mức độ nguy hiểm cho xã hội của vi phạm đường bộ không kém hai lĩnh vực còn lại.
Ngoài ra, theo quy định hiện hành, bên cạnh phạt tiền thì tài xế sử dụng ma túy, uống rượu, đi ngược chiều trên cao tốc chỉ bị tước quyền sử dụng bằng lái từ 4-6 tháng hoặc 22-24 tháng. “Mức phạt này chưa đủ sức răn đe”, bà Hạnh nói.
Đề xuất phạt tù nếu tài xế uống rượu bia quá mức. (Ảnh minh họa) |
Ban soạn thảo nghị định 46 mới đề xuất sửa đổi Luật xử lý vi phạm hành chính và văn bản dưới Luật để tăng thời hạn hoặc tước bằng lái vĩnh viễn đối với tài xế sử dụng ma túy, rượu bia quá nồng độ khi lái xe; tăng mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giao thông đường bộ lên 80 triệu đồng.
Ông Trần Hữu Minh, Phó văn phòng Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và thiếu tướng Lê Xuân Đức, Phó cục trưởng Cảnh sát giao thông, đồng quan điểm “với các hành vi nguy hiểm cho xã hội như sử dụng rượu bia, ma túy khi lái xe thì cần có chế tài mạnh hơn”.
Theo ông Minh, với quy định hiện nay, các hành vi trên chỉ bị xử lý hình sự khi gây hậu quả nghiêm trọng. “Chúng ta ra quy định để ngăn chặn vi phạm chứ không phải tai nạn xảy ra mới xử phạt là quá muộn. Do đó, cần sửa Luật có tính răn đe hơn, ví dụ tài xế nồng độ cồn cao gấp 4-5 lần mức quy định thì có thể phạt tù ngay khi phát hiện”, ông Minh nói.
Ông cũng đề nghị đa dạng hóa các hình thức xử phạt, ngoài phạt tiền, người vi phạm có thể phải lao động công ích, học lại Luật giao thông đường bộ hoặc sát hạch lại giấy phép lái xe.
Trên thế giới, phần lớn các nước đều coi tài xế uống rượu bia là loại tội phạm, do đó áp dụng các hình phạt tiền và tù giam rất nặng.
Tại các nước châu Âu, nếu tài xế lái ô tô bị phát hiện có nồng độ cồn trong máu vượt quá quy định cho phép, sẽ bị phạt tiền, cấm lái xe trong một khoảng thời gian (tùy vào quy định từng nước). Mức phạt có thể lên tới nhiều năm tù giam nếu tài xế uống rượu bia lái xe dẫn đến chết người.
Cụ thể, tại Vương quốc Anh, nếu bị phát hiện điều khiển phương tiện với nồng độ cồn quá mức cho phép, mức phạt có thể lên tới 6 tháng tù giam kèm hình phạt tài chính lên tới 5.000 bảng Anh (hơn 148 triệu VND) và cấm lái xe trong vòng 1 năm.
Tài xế uống rượu bia trên thế giới cũng bị phạt rất nặng. |
Trong trường hợp tài xế uống rượu bia lái xe dẫn đến tai nạn nghiêm trọng gây chết người, mức phạt có thể lên tới 14 năm tù giam, phạt tiền không giới hạn, cấm lái xe từ 2 năm đến vĩnh viễn và phải trải qua một cuộc sát hạch khắt khe hơn bài kiểm tra lái tiêu chuẩn để có thể lấy lại bằng lái xe.
Còn tại Đức, nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 0,5 mg/1 ml máu, người cầm lái sẽ bị phạt 500 euro (hơn 13 triệu VND) và cấm lái xe trong 1-3 tháng tiếp theo.
Ngoài ra, mức độ nghiêm khắc của hình phạt sẽ tăng dần lên cùng với số lần vi phạm và trong trường hợp nghiêm trọng nhất, người lái xe sẽ bị cấm lái suốt đời.
Đất nước Ba Lan áp dụng giới hạn 20 mg/100 ml máu đối với tài xế lái xe ô tô. Nếu bị phát hiệu lái xe ở mức nồng độ cồn giữa 20 -50 mg/100 ml, người lái sẽ bị phạt và tịch thu bằng.
Nếu tài xế bị xác định có nồng độ cồn ở trên mức 50 mg/100 ml, người cầm lái sẽ bị coi là tội phạm quốc gia, tịch thu bằng và có thể bị tù giam. Cảnh sát cũng có thể tịch thu phương tiện của tài xế vi phạm.
Tại Nhật Bản, Luật Giao thông đường bộ năm 2007 quy định người cung cấp x echo người vừa uống rượu, người ngồi cùng xe và người cung cấp rượu cho tài xế lái xe đều bị xử phạt cùng nếu bị phát hiện. Các mức phạt sẽ được xét theo khung vi phạm quy định theo luật này.
Luật Say rượu lái xe sửa đổi của Thái Lan quy định, những tài xế nào đang lưu thông phương tiện trên đường, từ chối việc để Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn sẽ bị coi là say xỉn trong lúc lái xe và bị truy tố ra trước cơ quan pháp luật. Người vi phạm sẽ phải đối mặt với các hình phạt nặng và phải chịu án tù.
ANH BẰNG
Theo: Nguoiduatin.vn