Tây Du Ký: Lưu Hà Sa – vùng đất cấm của Sa Ngộ Tĩnh có phải là một con sông?
Lưu Hà Sa vẫn luôn là ẩn số thú vị với những ai yêu Tây Du Ký bởi đáng lẽ ra nơi đây phải là một sa mạc chứ không phải là một con sông dữ – nơi trú ẩn của Sa Ngộ Tĩnh.
- Tây Du Ký: Không phải Hằng Nga, đây mới là người khiến Trư Bát Giới si mê đến mất lý trí
- Tây Du Ký: Xuất xứ của hai viên linh đan thu phục được Hắc Hùng Tinh
- Tây Du Ký: Tại sao Tôn Ngộ Không giết 6 người trần lại không bị Phật Tổ trừng phạt?
Dòng sông kỳ lạ vừa có bão cát vừa có dòng nước chảy xiết, đó là dòng sông của trí tưởng tượng hay là dòng sông có thực?
Trong tập 8 bộ phim Tây Du Ký bản 1986, tiếp tục con đường lấy kinh, 3 thầy trò Đường Tăng phải vượt qua một con sông lớn tên là Lưu Hà Sa.
Lưu Hà Sa (nay là sông Khai Đô ở Duy Nhĩ, Tân Cương) còn được gọi là Bát Bách Lý Hãn Hải, hiện nay là Hà Thuận Qua Bích – là địa danh nằm giữa La Bố Bạc và Ngọc Môn Quan.
Thời cổ, con sông này thời cổ gọi là Sa Hà, dài 800 dặm, trên không nhìn thấy chim bay, dưới không có dấu thú chạy, đáy nước không có sinh vật nào có thể sinh sống được.
Sa trong tiếng Hán có nghĩa là cát. Vậy có điều gì bí ẩn ở đây, sông thực không phải sông, sa mạc không hẳn đã là sa mạc?
Đúng theo lẽ thường, nơi Sa Ngộ Tĩnh cai trị phải là một vùng đất cát trắng khốc liệt chứ sao lại trở thành một con sông?
Để lý giải cho điều này, thực chất Lưu Sa Hà là con sông dài chảy qua Yên Kì. Vào mùa nước lớn, dòng sông có nhiều sóng dữ có thể nhấn chìm cả một thành phố trong biển nước.
Được biết, sưới lòng sông là một lớp cát dày hơn 100 m, đó chính là lý do vì sao sông có tên là Lưu Sa – nghĩa là cát chảy.
Tuy nhiên, cũng có câu chuyện khác tương truyền, rất lâu về trước, ở Lưu Sa Hà thường xuyên có lốc xoáy, cát bụi cuồn cuộn, lại thêm tiếng sấm rền vang.
Những người qua đây đều phải nhờ vào một vị thần vô cùng cao lớn, thần dùng hai bàn tay của mình làm chiếc cầu giúp họ đi qua. Sau khi sang tới bờ bên kia, vị thần này sẽ chắp hai bàn tay lại trước ngực để tiễn chân họ.
Được biết đây là vùng đất của vô số yêu tinh khát máu.
Trên Lưu Sa có một con yêu quái võ nghệ cao cường nhưng bản tính quái đản, không sợ đất, không sợ trời, tự nhận là thần sông.
Khi tức giận, yêu quái làm mưa làm gió, khi buồn sẽ di dời cát biến sa mạc thành sông dữ nước chảy xiết cuồn cuộn đoạt mạng con người.
Suy cho cùng, tác phẩm Tây Du Ký là một ẩn dụ lớn cho quá tình tu tập tìm chân thân, bản ngã của mỗi con người.
Mượn hình ảnh dòng sông Lưu Sa khắc nghiệt để ám chỉ sự vất vả khó nhọc mà người tu hành bắt buộc phải vượt qua bằng ý chí và sự quyết tâm.
Còn với 4 thầy trò Đường Tăng, mọi chuyện chỉ mới bắt đầu. Con đường thỉnh kinh xa xôi vạn lý, gian hiểm trùng trùng thật khiến lòng người cảm khái mãi không thôi.
Có một bí mật nữa về cái tên Sa Tăng.
Thực chất Sa Tăng ngày trước vốn giữ chức Quyển Liêm Đại tướng – chuyên việc trông rèm cho Ngọc Hoàng.
Năm xưa làm vỡ chén lưu ly ở Hội bàn đào trong lúc say rượu nên bị Ngọc Hoàng đày xuống sông Lưu Sa làm yêu quái. Vì thế mà Quan Thế Âm Bồ Tát đã cho phò giá Đường Tăng để chuộc lại lỗi lầm đã gây ra.
Cái tên Sa Tăng là do chính Tôn Ngộ Không đặt cho bởi Tôn Ngộ Không nói “Tên yêu quái này có cách chào giống các vị hoà thượng”!
Sau khi trở thành đồ đệ của Đường Tăng, Sa Ngộ Tĩnh đã từ bỏ được rất nhiều ma tính của mình trong quá khứ.
Pháp danh của Sa Tăng vì thế là Ngộ Tĩnh: Tĩnh để mà khắc chế cái động, cái chưa thanh tịnh; tĩnh để mà kham nhẫn, chịu đựng.
(Còn nữa)
Minh Anh
Theo: nguoiduatin.vn