新闻和攻略News and introduction

Từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ vì mâu thuẫn S-400: Mỹ, NATO sẽ tổn hại lớn như mất “cánh tay phải”? – Sukien24h.vn

Từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ vì mâu thuẫn S-400: Mỹ, NATO sẽ tổn hại lớn như mất “cánh tay phải”?

Không chỉ có sức mạnh quân sự chỉ đứng sau Mỹ trong NATO, Thổ Nhĩ Kỳ còn là bệ phóng chiến lược, với sự đóng góp đáng kể và sâu sắc trong liên minh.

Hồ sơ - Từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ vì mâu thuẫn S-400: Mỹ, NATO sẽ tổn hại lớn như mất 'cánh tay phải'?

Căn cứ Incirlik rất quan trọng với Mỹ và NATO.

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã đưa ra tối hậu thư cho Thổ Nhĩ Kỳ vào đầu tuần này: Hoặc Ankara là một đối tác quan trọng của NATO hoặc gây nguy hiểm cho liên minh bằng cách mua các hệ thống phòng không S-400 do Nga chế tạo.

Cảnh báo của ông Mike Pence chống lại việc mua lại hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 từ Nga đã nhận lại đáp trả từ Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay rằng: Đất nước ông sẽ không vì áp lực mà từ bỏ thỏa thuận.

Trong bối cảnh rạn nứt ngày càng tăng giữa hai nước, tờ Sputnik đã đưa ra một số lý do giải thích tại sao Thổ Nhĩ Kỳ có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và NATO.

Căn cứ không quân Incirlik

Incirlik, một căn cứ không quân của Thổ Nhĩ Kỳ nằm cách biên giới Syria 110 km, là một tài sản quan trọng chiến lược cho cả NATO và quân đội Mỹ.

Được xây dựng vào năm 1955 với sự hỗ trợ của Mỹ để đối đầu với Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh, cơ sở này sau đó trở thành bệ phóng cho các chiến dịch ở Trung Đông, bao gồm trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, Chiến dịch Tự do bền vững ở Afghanistan và cuộc tấn công của liên minh do Mỹ lãnh đạo chống lại khủng bố IS ở Syria.

Sự hỗ trợ của Mỹ cho lực lượng dân quân người Kurd ở Syria – mà phía Thổ Nhĩ Kỳ cáo buộc là khủng bố liên kết với đảng Công nhân người Kurd – với các nhiệm vụ hỗ trợ trên không được phát động từ chính căn cứ Incirlik. Do đó, đây là một liên kết lớn trong quan hệ giữa Ankara và Washington.

Người phát ngôn của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, Ibrahim Kalin, đã từng nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xem xét lại chủ quyền của họ, từ chối quyền tiếp cận căn cứ không quân này đối với Mỹ, trong khi Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã cảnh báo về cuộc khủng hoảng niềm tin giữa hai nước .

Phía Ankara không đóng cửa căn cứ, nhưng tăng áp lực bằng cách trì hoãn sự chấp thuận các nhiệm vụ của không quân Mỹ từ Incirlik.

Thổ Nhĩ Kỳ trước đó đã đưa ra lập trường của mình bằng cách liên tục từ chối các chính khách Đức tiếp cận căn cứ vào năm 2016, nơi có khoảng 250 lính Đức đóng quân.

Lần đầu tiên, quyết định này được đưa ra sau khi phía Đức coi hành động chống lại người Armenia năm 1915 bởi lực lượng Ottoman là tội diệt chủng.

Lần thứ hai là sau khi Berlin cấp tị nạn cho các nhân viên quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bị cáo buộc tham gia cuộc đảo chính bất thành vào tháng 7/2016.

Ngoài ra, một thông tin chưa được xác nhận khác là có khoảng 50 đầu đạn hạt nhân loại B61 vẫn đặt tại căn cứ kể từ sau Chiến tranh Lạnh, theo Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ.

Đóng góp cho lực lượng

Hồ sơ - Từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ vì mâu thuẫn S-400: Mỹ, NATO sẽ tổn hại lớn như mất 'cánh tay phải'? (Hình 2).

Thổ Nhĩ Kỳ còn là quốc gia đóng góp lớn đối với quá trình sản xuất máy bay F-35.

Thổ Nhĩ Kỳ đã là một thành phần không thể thiếu trong bộ máy NATO kể từ khi trở thành thành viên vào năm 1952 – đồng thời là một trong những người đóng góp lớn nhất cho ngân sách của liên minh. Năm 2018, Thổ Nhĩ Kỳ đã quyên góp 89,8 triệu euro (101 triệu USD) cho quỹ tài trợ chung của tổ chức.

Đất nước này cũng có quân đội lớn nhất trong khối 29 thành viên sau Mỹ và đóng vai trò quan trọng trong Phái bộ Hỗ trợ Kiên quyết ở Afghanistan.

Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn là nơi đặt các đội chỉ huy quan trọng của NATO ở Izmir và các hệ thống radar chiến lược ở Kurecik, Malatya, và cho phép các đồng minh sử dụng các căn cứ không quân chủ chốt của mình, Incirlik và Konya cho các hoạt động của NATO, cũng như đang tích cực chiến đấu chống lại khủng bố thánh chiến ở Trung Đông.

Biển Aegean và Biển Đen

Thổ Nhĩ Kỳ đã và đang hỗ trợ hải quân dài hạn cho các nhiệm vụ của liên minh ở biển Aegean và các sáng kiến ​​hàng đầu khu vực ở Biển Đen. Ngoài ra, Ankara kiểm soát hai eo biển chiến lược quan trọng giữa Biển Đen và Địa Trung Hải, Bosphorus và Dardanelles, những tuyến đường thủy nhộn nhịp nhất trên thế giới.

“Thổ Nhĩ Kỳ còn quan trọng đối với liên minh vì vị trí địa lý và quân sự. Biển Đen là bệ phóng cho Nga vào Địa Trung Hải và Trung Đông, cũng như có ba tuyến phòng thủ: Bosphorus, Dardanelles, các đảo Hy Lạp. Đó là lý do NATO đề nghị Thổ Nhĩ Kỳ tham gia liên minh”, Trung tướng Ben Hodges, cựu chỉ huy của Quân đội Mỹ tại châu Âu nói với The Times .

Một phần trong chương trình sản xuất F-35

Với lập trường mua hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 do Nga sản xuất, Mỹ đã quyết định đình chỉ các hoạt động liên quan đến sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ vào dự án chiến đấu cơ F-35.

Là một phần trong nhóm 9 quốc gia tham gia vào sản xuất F-35, Thổ Nhĩ Kỳ là nước sản xuất các bộ phận chính của máy bay.

Vì Mỹ đã quyết định tạm dừng giao hàng, nhà cung cấp chính là Lockheed Martin không còn lựa chọn nào khác ngoài tìm kiếm các nhà cung cấp thay thế, điều này có thể gây ra sự chậm trễ trong việc sản xuất F-35.

Theo: Nguoiduatin.vn

Back to top button