Vì sao NATO, châu Âu khơi mào làn sóng “chống Mỹ, bênh Nga” chưa từng có trong lịch sử?

Các đồng minh Châu Âu đã từng nhiều lần đối đầu với chính sách của Mỹ trong quá khứ liên quan đến Nga. Nhưng lần này, quy mô và cường độ đã lớn chưa từng có.

Tiêu điểm - Vì sao NATO, châu Âu khơi mào làn sóng 'chống Mỹ, bênh Nga' chưa từng có trong lịch sử?

NATO đã quay lưng với các sáng kiến gần đây của Mỹ.

Một loạt các câu chuyện tin tức trong hai tuần qua xác nhận rằng, các đồng minh NATO đang ngày càng thách thức các mục tiêu chính sách của Mỹ mà họ cho là sai lầm hoặc cảm thấy không có lợi cho mình, theo National Interest.

“Cú đánh” nổi bật nhất đã xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ hoàn tất việc mua tên lửa phòng không S-400. Các quan chức của chính quyền Tổng thống Donald Trump đã nói với chính phủ của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan trong nhiều tháng rằng: Việc thực thi thỏa thuận đó là không thể chấp nhận được.

S-400 không những không tương thích với các hệ thống mà các thành viên NATO đang triển khai, mà việc mua bán này còn tượng trưng cho mối quan hệ ấm cúng đáng lo ngại đang phát triển giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Mỹ đã cảnh báo đồng minh Thổ Nhĩ Kỳ về “hậu quả nghiêm trọng” sẽ xảy ra trừ khi Ankara rút lại thương vụ. Nhưng Tổng thống Erdogan dường như có ý định phớt lờ lời đe dọa mong manh của Washington.

Các đồng minh NATO khác có vẻ như cũng tỏ thái độ bất hợp tác, đặc biệt là về những nỗ lực của Mỹ trong việc đối đầu và cô lập Moscow.

Phát biểu tại một hội nghị vào ngày 10/3, Thủ tướng Italia Giuseppe Conte tuyên bố rằng ông đang nỗ lực chấm dứt các lệnh trừng phạt kinh tế quốc tế đối với Nga.

Những biện pháp mà các cường quốc phương Tây áp đặt lên Moscow sau quyết định sáp nhập Crimea năm 2014 vẫn là ưu tiên hàng đầu của Washington.

Tuy nhiên, chính phủ liên minh của ông Conte lập luận rằng các biện pháp này không hiệu quả trong việc khiến Moscow phải chùn bước và ông quyết định tự mình kết thúc mọi thứ. Trong khi đó, các quan chức Italia phàn nàn rằng những chế tài không cần thiết như vậy đang làm tổn hại nền kinh tế của nước này.

Thủ tướng Conte gần như không đơn độc trong quan điểm của mình về các lệnh trừng phạt. Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã đưa ra lập luận tương tự trong nhiều tháng, bên cạnh quan điểm lung lay từ các quốc gia khác, bao gồm Bỉ, Cộng hòa Séc, Bulgaria và Hy Lạp.

Các đồng minh NATO thậm chí còn không hào hứng với các biện pháp quân sự đối đầu đối với Moscow. Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã phát hiện ra thực tế đó vào tháng 2 khi ông cố gắng vận động Thủ tướng Đức Angela Merkel gửi tàu chiến để thử thái độ Nga ở eo biển Kerch.

Vào tháng 11/2018, ba tàu Ukraine đã cố gắng vượt qua eo biển mà không đưa ra thông báo trước 48h như Moscow yêu cầu trước đó. Nhân viên an ninh Nga đã va chạm với tàu Ukraine và bắt giữ thủy thủ đoàn, gây ra một sự cố căng thẳng giữa hai nước.

Phó Tổng thống Pence dường như muốn Đức tham gia vào vụ việc như để làm rõ lập trường tự do hàng hải của Washington. Tuy nhiên, Thủ tướng Merkel cảnh giác với một động thái nguy hiểm, khiêu khích như vậy và bà đã từ chối người Mỹ.

Trên thực tế, sự đánh giá lại chính sách của các đồng minh châu Âu đã phát triển trong nhiều năm qua. Khi Tổng thống George W. Bush thúc đẩy mạnh mẽ để đưa Georgia và Ukraine vào NATO năm 2008, cả Đức và Pháp đều phản đối mục tiêu đó.

Họ không chỉ cho rằng hai quốc gia này bất ổn về mặt chính trị mà còn lo ngại một sự bành trướng khác của NATO sẽ kích động Nga và làm xấu đi quan hệ căng thẳng với Moscow. Paris và Berlin đã không còn xem xét tiếp nhận thành viên NATO cho Georgia hay Ukraine kể từ đó cho đến nay.

Tiêu điểm - Vì sao NATO, châu Âu khơi mào làn sóng 'chống Mỹ, bênh Nga' chưa từng có trong lịch sử? (Hình 2).

Chính sách Mỹ và châu Âu không tương thích nhau.

Sự từ chối của châu Âu đối với các chính sách của Mỹ liên quan đến Nga dường như không có giới hạn. Khi Tổng thống Trump tuyên bố vào tháng 12 rằng ông dự định rút toàn bộ quân đội Mỹ khỏi Syria, các đồng minh đã nhanh chóng quay lưng với sáng kiến ​​đó.

Mục tiêu của Tổng thống Trump là có một lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế bao gồm quân đội từ cả các quốc gia đồng minh châu Âu và Trung Đông để thay thế sự hiện diện của Mỹ.

Các đồng minh tuyên bố thẳng thừng rằng họ sẽ không ở lại nếu Mỹ rút lui. Ông Trump đã tìm cách làm dịu đi cách tiếp cận của mình, tuyên bố rằng Washington sẽ giữ 200 binh sĩ ở Syria và đóng góp thêm 200 người cho lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế. Tuy nhiên, hầu hết các đồng minh châu Âu vẫn có vẻ không muốn chấp nhận một sự đóng góp của riêng mình.

Trong quá khứ, Washington đã nhiều lần phải đối mặt với sự kháng cự từ các đồng minh NATO. Tổng thống Pháp Charles de Gaulle từng là một nhà lãnh đạo đối nghịch khét tiếng với các quan chức Mỹ trong những năm 1960.

Bên cạnh đó, Đức và các quốc gia châu Âu khác đã chọc giận chính quyền của Ronald Reagan vào những năm 1980 khi họ đồng ý mua nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên thông qua một đường ống mà Moscow kiểm soát.

Nhưng cả bề rộng và cường độ của phe đối lập châu Âu lần này đều lớn hơn. Sự phát triển đó cho thấy các quan chức châu Âu và công chúng của họ cuối cùng đã nhận ra rằng một khi lợi ích của Mỹ và châu Âu chồng chéo, họ sẽ không đồng thuận.

Điều này đã được chứng minh rất nhiều trong thời gian qua. Từ các vấn đề chính sách đối với Nga đến cách đối phó với câu hỏi hạt nhân Iran, có những dấu hiệu cho thấy lợi ích của Mỹ và châu Âu đôi khi không tương thích.

Theo: nguoiduatin.vn

Back to top button